Tin tức

HÃY TỰ LÊN KẾ HOẠCH THOÁT KHỎI TÌNH TRẠNG NỢ NẦN MÃI MÃI

Posted on 11/03/2021 By Admin

Nợ nần có thể gây ra nhiều tiêu cực cho bạn rất nhiều chứ không riêng gì khía cạnh tài chính. Đối với doanh nghiệp, khi bị nợ, các mối quan hệ làm ăn, cơ hội phát triển cũng gặp nhiều ràng buộc khó vượt qua. Để giúp bạn giải quyết điều đó, hãy bắt đầu với những bước dưới đây. 

Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý 

Khi phải đối mặt với nợ nần, chắc chắn chúng ta không thể mạnh tay chi tiền như trước nữa. Mục tiêu hàng đầu là phải trả xong khoản nợ hiện tại, tháo gỡ những nút thắt tiếp cận cơ hội kinh doanh của công ty. Khi doanh nghiệp rơi vào thời kỳ khó khăn, nợ nần nhiều, bạn nên lập ra kế hoạch hợp lý cho các khoản chi sao cho tối ưu nhất. 

Về chi phí lương nhân viên, dựa theo tình hình hiện tại, bạn nên chia sẻ những khó khăn của công ty để họ thấu hiểu và thuyết phục họ giảm lương tạm thời, có thể là từ 30% – 50%. Tuy nhiên, điều này chỉ nên thực hiện khi khối lượng công việc đang giảm đi, có thể là do không có khách hàng hoặc tình hình khó khăn chung như khi dịch bệnh xảy ra. 

Về chi phí thuê mặt bằng, bạn có thể tìm thuê các địa điểm có diện tích nhỏ, giá thấp hơn và linh động trong khâu quản lý, khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà. Khi thay đổi quy mô văn phòng làm việc, bạn cũng sẽ tiết kiệm được một vài chi phí phát sinh như phí vệ sinh, đồ ăn uống phục vụ hàng ngày. 

Tối giản chi tiêu sẽ có thêm tiền để trả nợ

Hãy đảm bảo kế hoạch chi tiêu của doanh nghiệp phải thật tối ưu và cắt giảm tất cả những khoản chưa thật sự cần thiết. Khi lợi nhuận được dư ra nhiều hơn do chi tiêu tiết kiệm, bạn sẽ trả dần được nợ, căng thẳng được giảm đi, nhiều cơ hội kiếm tiền mới sẽ đến với công ty. 

Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ

Sai lầm thường thấy ở các doanh nghiệp đang gặp nợ nhiều đó là không kiểm soát tốt con số đó, bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi. Là người điều hành công ty, bạn nên biết rõ doanh nghiệp mình đang nợ bao nhiêu, đang vay của những ngân hàng, tổ chức nào. Quan trọng hơn, không được để số nợ đó tăng thêm mà chỉ được giữ nguyên trong khoảng đó và giảm đi để tiến tới mục tiêu thoát nợ. 

Khi nhìn vào các khoản nợ, hãy tính toán kỹ xem đó có phải là khoản vay hợp lý hay chưa qua các thông tin về kỳ hạn, lãi suất. Nếu vẫn còn vay lãi cao, hãy tìm nơi có thể cho vay lãi thấp hơn để đổi vào khoản vay đó. Có như vậy, bạn mới có thể đảm bảo chi trả được tiền lãi và tích cóp để trả vào phần gốc. 

Đặt mục tiêu hết nợ qua các mốc thời gian

Từ danh sách các khoản nợ mình đang có, hãy lập một thời gian biểu rõ ràng để chi trả. Khoản nợ nào trả trước, khoản nợ nào trả sau, mỗi khoản nợ trả trong bao lâu. Nhờ vào việc đặt ra mục tiêu như vậy, bạn sẽ có động lực cố gắng hơn để đưa công ty của mình thoát khỏi nợ nần. 

Trả nợ càng sớm sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới

Khi các khoản phải trả bớt đi, bạn nên từ từ đưa chi phí lương nhân viên tiến về mốc ban đầu khi chưa cắt giảm. Điều này sẽ tạo động lực làm việc cho họ, giúp công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn, nhanh chóng phát triển hơn. 

Với kế hoạch thoát khỏi tình trạng nợ nần trên, hy vọng, công ty của bạn sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy bắt đầu ngay để sớm được hết nợ nhé!