Tin tức

Bài học đầu tư từ kinh doanh từ "thần tài" Phạm Lãi

Posted on 08/05/2021 By Admin

Theo thông lệ dân gian, mùng 10 hàng tháng là ngày vía ông Thần Tài. Lướt qua các trang báo mạng thấy người Sài Gòn đổ xô đi mua cá lóc nướng trui để cúng thần Tài. Trong đạo Phật không có nhắc đến thần Tài, Thổ Địa… Nhưng nhiều người lại lầm tưởng tục này xuất phát từ đạo Phật. Thậm chí chính những người Phật tử thờ cúng và “nịnh” thần tài bằng vô số lễ vật như số đông.


https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fdoanhnghiepbds.vn%2Fnhung-viec-can-lam-ngay-via-than-tai-nam-tan-suu-de-ca-nam-phu-qu.html&psig=AOvVaw1nLxIH0sM0JuCn48X3m3V1&ust=1617692559839000&source=images&cd=vfe&ved=0CAIQjRxqFwoTCPjEp8XE5u8CFQAAAAAdAAAAABAP


1. Nguồn gốc của Ông Thần Tài


Theo truyền thuyết Trung Hoa cổ đại thì Thần Tài là nhân vật lịch sử Phạm Lãi, ông là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông là một trong những vị thần hết lòng phò tá vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn.


Sau khi phò tá vua dẹp yên nước nhà, Phạm Lãi đã cùng người yêu là Tây Thi bỏ chốn quan trường về ở ẩn. Từ đó, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có nổi tiếng nên được người đời gọi là Đào Công và được tôn là Thần Tài.


https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fngotoc.vn%2Fdoc-cung-suy-ngam%2Fbiet-du-biet-dung-hay-su-khac-nhau-giua-pham-lai-va-van-chung-257.html&psig=AOvVaw1nLxIH0sM0JuCn48X3m3V1&ust=1617692559839000&source=images&cd=vfe&ved=0CAIQjRxqFwoTCPjEp8XE5u8CFQAAAAAdAAAAABAb


Từ đó, người dân cứ mùng 10 Tết lại thờ cúng ông để cầu mong cả năm sung túc tiền tài đầy nhà.


Theo truyền thuyết khác thì Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên thiên đình bị "rơi" xuống trần gian vì một lần lỡ say rượu. Thần Tài xuống trần gian và mang may mắn cho những gia đình thần đã từng đến. Khi Thần Tài bay về trời vào ngày mùng 10, dân gian lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài và tin tưởng rằng, mua vàng sẽ gặp nhiều phúc lộc, sung túc suốt cả năm.


2. Chúng ta học được gì từ thần tài?


https://www.google.com/url?sa=i&url=http%3A%2F%2Fcentralland.vn%2Ftin-tuc%2Fcach-lap-ba%25CC%2580n-tho%25CC%2580-tha%25CC%2580n-ta%25CC%2580i-dep-chuan-phong-thuy-503.html&psig=AOvVaw1nLxIH0sM0JuCn48X3m3V1&ust=1617692559839000&source=images&cd=vfe&ved=0CAIQjRxqFwoTCPjEp8XE5u8CFQAAAAAdAAAAABAV


Dù có nhiều truyền thuyết khác nhau nhưng tựu trung các vị thần tài đều là những nhân cách lớn: không màng vinh hoa phú quý mà sẵn sàng từ bỏ, đem năng lực và tài sản của bản thân đi bố thí với tâm từ bi không mưu cầu tư lợi. Đây là điều chúng ta cần phải học.


Hạnh bố thí phải xuất phát từ tâm từ bi


Luật nhân quả luôn tồn tại một cách công bằng nên khi tạo tác nhân thiện, chắc chắn quả thiện sẽ đến khi đủ duyên mà chẳng cần phải mong cầu. Đó là vì sao khi Phạm Lãi làm ăn khấm khá để bố thí mãi là như thế. Ông không hề mong cầu một đấng thần linh nào ban phước, ban tài cho ông mà ông tạo mọi của cải bằng chính đôi tay của mình.


Không ỷ lại và siêng năng làm việc


https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fcafebiz.vn%2Fdieu-dai-ky-nhat-trong-ngay-via-than-tai-la-gi-20200131171218293.chn&psig=AOvVaw1nLxIH0sM0JuCn48X3m3V1&ust=1617692559839000&source=images&cd=vfe&ved=0CAIQjRxqFwoTCPjEp8XE5u8CFQAAAAAdAAAAABAh


Dù công việc làm ăn thuận lợi, của tiền dư giả nhưng Phạm Lãi vẫn không dựa vào đó mà lười biếng lao động để hưởng thụ. Cách mà ông “hưởng thụ” thành quả của mình chính là phân phát tiền của cho người nghèo. Rồi lại tiếp tục lao động để có tiền mà bố thí.


Còn chúng ta thì đang làm ngược lại. Luôn giao phó vận mệnh tài lộc của mình ở một vị thần để van vái, cầu mong mà không tự mình làm chủ lấy mình. Để rồi khi không được như ý thì quay sang trách tại sao Thần Tài không linh thiêng.


Qua bài chia sẻ nguồn gốc ông Thần Tài và đức hạnh bố thí, chúng ta nên ngẫm nghĩ lại những bài học quý giá từ đức tính của ông Thần Tài noi gương và làm theo nếu muốn thật sự có tiền tài và giữ chúng được lâu hơn.